Nhìn màu sắc để phân biệt
Tổ yến
(trắng) thật: có màu trắng đục và thi thoảng ngả vàng, có mùi vị hơi tanh,
mùi ẩm mốc.
Tổ yến
(trắng) giả: có mùi hôi, màu trắng sáng, trắng bạch.
Tổ Yến
(huyết) thật: có màu đỏ, màu vàng da cam, có mùi thơm đặc trưng, bề mặt gồ ghề.
Yến
huyết giả: tanh nồng và thường có màu đỏ thẫm.
Dựa vào mùi vị để phân biệt
Đối với
yến thật khi đun sôi có mùi tanh đặc trưng dù ở trạng thái thô ban đầu không có
mùi. Khi đun sợi nở, không tan và không nhão. Tùy theo độ tuổi của yến sẽ cho
sợi dai nhiều hay ít.
Đối
với yến giả có mùi tanh của cá, mực khi ở trạng thái thô (chưa ngâm
nước) và khi đun sôi sẽ không có mùi tanh đặc trưng mà có mùi của chất
carbonate natri (Na2CO3). Khi đun sôi sợi nhão và tan ra vì có cấu trúc là tinh
bột.
Người
tiêu dùng lấy một ít nước đổ vào tổ yến, nếu là tổ yến giả gặp nước sẽ nở sau
từ 2 – 3 phút và sau dó bóp vào tổ yến sẽ nhão ra vì do cấu trúc là tinh bột.
Nếu là
yến thật, khi ngâm, đun sôi trong thời gian từ 10 – 20 phút cũng sẽ không tan
và nhão. Nếu vẫn nghi ngờ tổ yến được làm giả tinh vi, tiếp tục đun sôi thêm 5
phút, nếu là yến giả sẽ tan hết hoặc tan một lượng lớn tùy theo lượng không
nguyên chất. Nếu là yến thật sẽ nở ra và không tan.
Dùng I-ốt để phân biệt
Cho tổ
yến vào dung dịch i-ốt, nếu là tổ yến thô có phủ bột hoặc yến giả sẽ chuyển
sang màu xanh, do tinh bột tác dụng với i-ốt biển biến thành màu xanh.
Đối với
Yến huyết (tổ yến có màu đỏ) khi nhúng một ít vào nước trà (hoặc chè xanh) nếu
gặp yến giả nhuộm oxit sắt thì chúng sẽ phản ứng hóa học và đen sẫm lại.
Hoặc
khi ngâm trong nước, tổ Yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan
trong nước, còn tổ Yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100 độ
C vẫn giữ nguyên màu.
No comments:
Post a Comment